Có được khởi kiện khi hàng xóm bịt lối đi chung hay không?

Điều 275 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định nguyên tắc mở lối đi trên bất động sản liền kề, lối đi mở chung phải hợp lý, thuận tiện, gây ít thiệt hại


Một độc giả hỏi: Từ khi mua đất và chuyển tới sinh sống, gia đình tôi vẫn sử dụng con ngõ đi chung cùng nhiều hộ gia đình khác. Ngõ đi chung tại đây được UBND xã tiến hành đổ bê tông để bà con tiện đi lại vào đầu năm 2015.

Việc thi công con ngõ nhỏ này diễn ra suôn sẻ trước khi diễn ra sự việc gia đình ông L. (hàng xóm) quyết định dựng hàng rào bịt kín con ngõ là lối đi vào nhà tôi.

Theo ông L., đây không phải là đường đi chung của các hộ dân mà là phần đất trong sổ đỏ của gia đình ông. Tuy bị gia đình các hộ xung quanh sử dụng lối đi chung kịch liệt phản đối nhưng vị này vẫn tiến hành bịt ngõ đi chung và sẵn sàng hành hung mỗi khi có ai dám dỡ hàng rào.

Vậy xin hỏi, ông L,. hành xử như trên có đúng không? Pháp luật hiện hành có quy định nào để mở đường đi chung cho nhà tôi và hàng xóm?

Trân trọng cảm ơn!


Khi hàng xóm bịt ngõ đi chung, các hộ gia đình xung quanh có thể khởi kiện ra TAND
Luật sư trả lời:

Điều 273 Bộ luật Dân sự 2005 quy định Quyền hạn chế đối với bất động sản liền kề: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác”.

Căn cứ theo quy định trên, khi nhà bạn bị vây bọc bởi phần bất động sản của nhà khác mà hiện tại không có lối đi ra thì có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường, đồng thời người có nghĩa vụ sẽ phải đáp ứng nhu cầu đó.

Điều 275 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định nguyên tắc mở lối đi trên bất động sản liền kề, lối đi mở chung phải hợp lý, thuận tiện, gây ít thiệt hại nhất cho lối bất động sản liền kề.

Chiều cao, vị trí, lối đi do các bên thỏa thuận bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; trong trường hợp có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định, quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp, thoát nước; cấp khí ga; thông tin liên lạc, đường dây điện và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

Đối với trường hợp của bạn, gia đình bạn và các gia đình xung quanh đã sử dụng lối đi chung ổn định nhiều năm trước khi gia đình ông L. bịt ngõ. Do đó, bạn và các hộ gia đình xung quanh có thể khởi kiện ra TAND huyện/quận nơi bạn cư trú để yêu cầu Tòa buộc ông L. trả lại lối đi cho cho các hộ ở trong. Mặt khác, phải chứng minh lối đi chung đó là lối đi hợp lý nhất và duy nhất để ra đường chung.

Lưu ý, sau khi yêu cầu tòa án xác định lại lối đi chung cho nhà bạn và hàng xóm, bạn cùng các hộ xung quanh có thể đăng ký về việc sử dụng lối đi này theo Điều 95 Luật Đất đai 2013.

Nếu có thể, gia đình bạn và hàng xóm có thể thỏa thuận với ông L. về việc mua lại phần đất đó và đăng ký quyền sở hữu riêng hoặc chung với lối đi đó.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *