Đặt cọc mua bán nhà đất và điều cần nắm

Nếu trong hợp đồng đặt cọc không có điều khoản về phạt cọc thì nếu hợp đồng không thực hiện được, bên bán nếu bỏ cọc chỉ phải trả lại số tiền đã nhận cọc.

Đặt cọc là bước đầu tiên trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng .

Người mua sẽ đặt cọc cho bên bán một số tiền (tùy 2 bên thỏa thuận), 2 bên sẽ làm một hợp đồng đặt cọc ký tay. Nếu không tin tưởng thì nên thuyết phục chủ nhà ra Phường để làm chứng còn nếu tin tưởng rồi thì chỉ cần chữ ký của 2 bên là được.

Luật dân sự công nhận những hợp đồng tay này như là bằng chứng nếu có chữ ký của người thứ 3 (người làm chứng).

Sau khi đặt cọc xong 2 bên sẽ hẹn ngày giao dịch cụ thể.

Quy định về đặt cọc

Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005, hợp đồng đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật là đã có hiệu lực pháp luật mà không cần bắt buộc phải công chứng.

Để hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, cần kiểm tra tình trạng pháp lý của căn nhà, cụ thể là căn nhà có đủ điều kiện để bán hay không.

Hợp đồng đặt cọc

Khi đặt cọc, cần phải lập hợp đồng đặt cọc, trong đó quy định rõ trách nhiệm của bên bán nếu vi phạm, yêu cầu bên bán trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc (hoặc một số tiền lớn hơn) ngay lập tức trong trường hợp bên bán không thực hiện đúng cam kết.

Nếu trong hợp đồng đặt cọc không có điều khoản về phạt cọc thì nếu hợp đồng không thực hiện được, bên bán nếu bỏ cọc chỉ phải trả lại số tiền đã nhận cọc.

Hợp đồng đặt cọc cũng có thể được các bên tham gia ủy quyền (cho người khác) để thực hiện, nhưng việc ủy quyền – theo qui định của pháp luật, cũng phải lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *